Bỏng luôn là một trong những loại tổn thương da gây khó chịu và có khả năng để lại di chứng về thẩm mỹ lâu dài. Trong đó sẹo lồi do bỏng đặc biệt gây ám ảnh bởi ngoại hình và đặc tính khó điều trị dứt điểm của nó. Nếu bạn đang gặp phải sẹo lồi do bỏng và chưa tìm được phương án xử lý phù hợp, vậy hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để áp dụng trong chăm sóc da an toàn và hiệu quả nhất nhé!
1. Sẹo lồi do bỏng là gì? Phân loại và biểu hiện của sẹo
Sẹo lồi là dạng sẹo hình thành so mô sợi tăng sinh quá mức sau tổn thương, tạo thành các khối mô xơ cứng, nhô cao hơn bề mặt da xung quanh.
Sẹo lồi do bỏng là gì?

Sẹo lồi do bỏng cũng là một loại sẹo lồi và được hình thành sau các tổn thương do nhiệt. Sẹo lồi có xu hướng phát triển lan rộng ra xung quanh, gây mất thẩm mỹ và đôi khi còn ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu xuất hiện ở các khớp. Đặc biệt, sẹo lồi do bỏng hầu như không bao giờ tự biến mất và cần có sự can thiệp y tế để cải thiện.
So với các loại chấn thương da khác, tổn thương do bỏng thường tạo ra phản ứng viêm mạnh, phá huỷ cấu trúc da ở diện rộng và sâu, kéo dài thời gian lành thương. Điều này khiến quá trình tái tạo mô mới trở nên phức tạp, dễ dẫn đến tình trạng tăng sinh collagen quá mức, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Phân loại và biểu hiện của sẹo lồi sau bỏng
Việc hiểu rõ các dạng và biểu hiện của sẹo lồi do bỏng không chỉ giúp bạn nhận biết sớm tình trạng của mình mà còn là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sẹo lồi có thể được phân loại theo thời gian hình thành và đặc điểm tổn thương trên cơ thể.
Sự tiến triển của sẹo lồi qua thời gian là một trong những đặc điểm quan trọng giúp chúng ta nhận biết và can thiệp kịp thời:
- Sẹo mới hình thành (Thường là sẹo dưới 6 tháng) thường có các đặc điểm: Sau vài tuần đến vài tháng khi vết bỏng lành, sẹo bỏng giai đoạn đầu thường có màu hồng tươi đến đỏ rực, mềm hơn và có thể gây ngứa nhẹ đến châm chích. Sẹo có xu hướng gồ cao và lan rộng ra ngoài ranh giới vết bỏng ban đầu.
- Sẹo lâu năm (sẹo trên 6 tháng): sẹo bỏng giai đoạn muộn thường chuyển sang màu đỏ sẫm, nâu hoặc tím. Sẹo trở nên cứng chắc, dai và có thể có cảm giác đau tức hoặc giảm cảm giác khi chạm vào. Kích thước sẹo đã ổn định nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng gồ ghề.
Việc nhận biết sớm và điều trị sớm là yếu tố quan trọng để hạn chế tiến triển của sẹo lồi từ bỏng.
2. Sai lầm khi xử lý bỏng làm tăng nguy cơ sẹo
Cách bạn xử lý vết bỏng ngay từ ban đầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định liệu có hình thành sẹo lồi do bỏng hay không. Nhiều sai lầm phổ biến có thể làm tăng đáng kể nguy cơ này:

Chậm trễ trong việc làm mát vết bỏng: Không ngâm rửa vết bỏng dưới vòi nước mát (không dùng nước đá) ngay lập tức trong 15- 20 phút sẽ khiến nhiệt tiếp tục phá hủy các mô da sâu hơn, tăng mức độ tổn thương và nguy cơ sẹo.
Sử dụng các biện pháp dân gian không đúng cách: Bôi kem đánh răng, dầu ăn, mỡ trăn, nước mắm, v.v., lên vết bỏng. Những chất này không chỉ không có tác dụng làm mát mà còn có thể gây nhiễm trùng, khiến vết thương nặng thêm, chậm lành và dễ để lại sẹo lồi.
Tự ý chọc vỡ các nốt phồng rộp (bọng nước): Lớp bọng nước có vai trò bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Việc tự ý chọc vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và làm tăng nguy cơ sẹo.
Vệ sinh vết bỏng không đúng cách: Không giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ, băng bó không vô trùng, hoặc để vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng, kéo dài thời gian lành thương và thúc đẩy quá trình hình thành sẹo lồi.
Bỏ qua các vết bỏng nhỏ: Ngay cả những vết bỏng nhỏ, nếu không được chăm sóc đúng cách, vẫn có thể tiến triển thành sẹo lồi ở những người có cơ địa nhạy cảm.
3. Cách phòng ngừa sẹo lồi sau khi bị bỏng
Phòng ngừa luôn hiệu quả hơn điều trị. Để giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo lồi do bỏng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Sơ cứu vết bỏng đúng cách và kịp thời
Ngay khi bị bỏng, việc sơ cứu đúng cách là yếu tố tiên quyết. Hãy nhanh chóng làm mát vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát chảy liên tục khoảng 15- 20 phút để hạn chế tổn thương sâu. Đồng thời, tháo bỏ ngay quần áo hay trang sức ở vùng bị bỏng trước khi sưng nề.
Sau đó, che phủ vết thương bằng gạc sạch hoặc vải mềm, không gây áp lực và tuyệt đối không chọc vỡ các bọng nước. Với các trường hợp bỏng nặng (diện rộng, sâu, hoặc ở các vị trí nhạy cảm như mặt, tay chân, sinh dục), hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý chuyên nghiệp.
Chăm sóc vết thương
Sau sơ cứu, việc chăm sóc vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra tốt nhất. Bạn cần giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo, vệ sinh và thay băng định kỳ.

Ngay khi vết thương đã đóng vảy và hình thành da non, bạn có thể chủ động ngăn ngừa sẹo lồi bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các sản phẩm chuyên biệt. như sử dụng miếng dán silicone hoặc kem đặc trị sẹo lồi, giúp tạo áp lực nhẹ và duy trì môi trường ẩm, làm mềm sẹo và giảm nguy cơ phát triển sẹo lồi.
Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ da
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ vitamin (đặc biệt là Vitamin C), khoáng chất (kẽm) và protein sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo da từ bên trong. Bạn có thể cân nhắc hạn chế các thực phẩm theo quan niệm dân gian dễ gây sẹo như: rau muống, thịt bò, hải sản,… nếu cơ địa bạn nhạy cảm, nhưng hãy luôn ưu tiên một chế độ ăn cân bằng.
Cuối cùng, đừng quên bảo vệ vùng da non khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng hoặc che chắn kỹ, vì tia UV có thể khiến sẹo sẫm màu và phát triển nặng hơn.
>>> Tham khảo ngay: Top kem trị sẹo thâm tốt nhất hiện nay – An toàn và hiệu quả
4. Các phương pháp điều trị sẹo lồi do bỏng hiện nay
Tuỳ vào mức độ và thời gian hình thành sẹo, có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm cả y khoa can thiệp và chăm sóc tại nhà.
Điều trị sẹo lồi bằng phương pháp y học
- Tiêm corticoid nội sẹo: Giúp ức chế tăng sinh collagen, làm mềm và xẹp sẹo. Thường áp dụng cho sẹo lớn, lâu năm.
- Laser CO2, laser màu xung: Tác động vào mô sẹo để phá vỡ cấu trúc xơ, cải thiện màu sắc và độ dày.
- Áp lạnh (Cryotherapy): Dùng nitơ lỏng để đông lạnh mô sẹo.
- Phẫu thuật cắt bỏ sẹo: Áp dụng cho trường hợp sẹo rất lớn hoặc cản trở chức năng da, thường phải kết hợp với các phương pháp hỗ trợ để ngừa tái phát.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Các phương pháp y học cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và đi kèm chi phí cao, có nguy cơ tái phát nếu không được chăm sóc đúng sau can thiêp.
Điều trị tại nhà với sản phẩm chuyên biệt

Với sẹo mới hình thành hoặc giai đoạn sau lành thương, việc dùng sản phẩm điều trị tại chỗ là lựa chọn an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hơn. Nếu bạn còn phân vân, chưa biết nên chọn sản phẩm nào, vậy hãy tham khảo ngay bộ sản phẩm chuyên biệt xử lý sẹo lồi của Actiscar nhé!
Actiscar cung cấp bộ đôi sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện tình trạng sẹo lồi, bao gồm serum và kem dưỡng:
- Serum sẹo lồi Actiscar: Sản phẩm này chứa các thành phần như Sodium Hyaluronate, Traly Salom Milt Extract, Taxus Wallichiana Essential Oil,… có tác dụng ức chế sự tăng sinh mô xơ, giúp làm mềm sẹo và giảm viêm đỏ. Serum có kết cấu thẩm thấu nhanh, không gây nhờn rít, phù hợp cho cả vùng da nhạy cảm.
- Kem sẹo lồi Actiscar: Với các thành phần như: Allium Cepa Extract, Zinc Oxide, Chiết xuất nhân sâm,… Kem tập trung vào việc tăng cường làm mềm mô sẹo và hỗ trợ quá trình tái tạo bề mặt da. Bạn có thể sử dụng kem này bổ sung sau khi dùng serum để tối ưu hóa hiệu quả điều trị sẹo lồi.
Sử dụng kết hợp đúng cách theo hướng dẫn chuyên gia, bộ sản phẩm này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ hình thành sẹo lồi sau bỏng và cải thiện sẹo đã có từ sớm.
>>> Xem thêm: Review kem trị sẹo lồi lâu năm Actiscar: giải pháp an toàn – hiệu quả
Tạm kết
Sẹo lồi do bỏng có thể là một thử thách lớn về cả mặt thẩm mỹ lẫn tinh thần, nhưng với sự hiểu biết đúng đắn và các phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay, bạn hoàn toàn có thể cải thiện đáng kể tình trạng sẹo của mình. Hãy nhớ rằng, việc sơ cứu bỏng đúng cách ngay từ đầu và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là chìa khóa để giảm thiểu ảnh hưởng của sẹo lồi và giúp bạn tự tin hơn với làn da của mình.