Trong quá trình phục hồi sau chấn thương, ta thường được khuyên nên kiêng tôm. Vậy thực sự ăn tôm có bị sẹo lồi không? Và nên chăm sóc vết thương như thế nào để da phục hồi mịn màng, không sẹo? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc, đồng thời gợi ý phương pháp chăm sóc để hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo lồi.
1. Ăn tôm có bị sẹo lồi không

Thực tế, đáp án của câu hỏi “ăn tôm có bị sẹo lồi không” là tôm không trực tiếp gây ra sẹo lồi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y khoa cho rằng tôm có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo nếu ăn khi vết thương chưa lành.
Lý do là vì tôm chứa lượng lớn protein (đặc biệt là arginine và tropomyosin), có thể làm tăng phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm. Các phản ứng này dễ gây ngứa, sưng tấy, thậm chí rỉ dịch ở vết thương. Điều này khiến kéo dài thời gian lành và kích thích sản sinh collagen quá mức, vốn là yếu tố chính gây ra sẹo lồi.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các vết thương hở khi chưa khép miệng hoàn toàn rất dễ bị kích ứng khi cơ thể tiếp nhận các loại hải sản như tôm, cua, cá biển. Vì vậy, nhiều bác sĩ da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ thường khuyến cáo bệnh nhân nên kiêng tôm ít nhất vài tuần sau khi bị thương.
Tóm lại, tôm không phải là nguyên nhân gây sẹo lồi, nhưng nếu ăn khi vết thương chưa lành, tôm có thể kích thích phản ứng viêm khiến mô da phục hồi không đều, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
2. Nên kiêng ăn tôm bao lâu sau khi bị thương?

Thời gian kiêng ăn tôm còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương da. Nếu chỉ là vết trầy xước nhẹ hoặc mụn viêm nhỏ, bạn chỉ cần kiêng khoảng 1- 2 tuần, đến khi da lành và khô lại hoàn toàn, không còn dấu hiệu sưng đỏ hay ngứa.
Tuy nhiên, nếu là vết thương sâu, phẫu thuật, bỏng hoặc mổ lấy nhân mụn ở vùng da nhạy cảm (ví dụ: mặt, vai, ngực), thời gian kiêng tôm nên kéo dài tối thiểu 1 tháng. Với các vết thương lớn, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ, thời gian kiêng có thể lên đến 2- 3 tháng tùy theo tốc độ phục hồi của da.
Vậy nên, hãy lắng nghe cơ thể bạn. Khi vết thương đã lên da non, không còn ngứa, đỏ, hay tiết dịch thì bạn có thể bắt đầu ăn tôm trở lại. Tuy nhiên nên nhớ phải tránh ăn tôm trong giai đoạn da còn tổn thương để hạn chế nguy cơ sẹo lồi.
3. Những thực phẩm nên – không nên ăn để da nhanh lành

Ngoài tôm, còn một số nhóm thực phẩm bạn nên hạn chế khi có vết thương hở như: Hải sản (cua, mực, cá biển), rau muống (kích thích tăng sinh mô sợi), nếp (gây mưng mủ),…
Dù phải kiêng một số thực phẩm, nhưng bạn vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác để bổ sung dinh dưỡng và làm phong phú bữa ăn hàng ngày của mình như:
- Thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, kiwi) giúp tăng tổng hợp collagen đúng cách.
- Protein lành mạnh từ thịt heo nạc, trứng gà ta, đậu phụ giúp tái tạo mô tổn thương.
- Kẽm và omega – 3 (từ hạt óc chó, hạt chia, cá hồi) giúp kháng viêm, làm lành da.
Dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong khả năng liền thương và chất lượng sẹo sau phục hồi. Vậy nên việc kiêng đúng và ăn đủ giúp cơ thể tự tái tạo da mà không cần lo về sẹo lồi.
4. Chăm sóc vết thương đúng cách – chìa khóa để không bị sẹo lồi

Bên cạnh ăn uống, cách bạn chăm sóc vết thương cũng quyết định rất nhiều đến việc có để lại sẹo hay không. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản bạn nên nhớ và áp dụng trong quá trình chăm sóc vết thương của mình:
- Vệ sinh đúng cách: Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ, lau khô và không để vết thương bị ẩm ướt kéo dài.
- Không tự ý bóc vảy: Khi da đang tái tạo, việc cạy vảy có thể khiến mô sẹo bị rối loạn, tăng nguy cơ sẹo lồi.
- Bảo vệ khỏi ánh nắng: Vùng da mới liền rất nhạy cảm, nên dùng băng hoặc kem chống nắng vật lý khi ra ngoài.
Dưỡng da bằng sản phẩm chuyên trị sẹo: Sau khi da đã đóng miệng, bạn nên bắt đầu sử dụng sản phẩm ngăn ngừa sẹo chuyên dụng, đặc biệt là với người có cơ địa dễ sẹo lồi.
Chăm sóc đúng cách từ đầu là cách phòng ngừa sẹo hiệu quả nhất. Vậy nên, thay vì chỉ lo nghĩ về việc “Ăn tôm có bị sẹo lồi không” thì bạn hãy bắt đầu các biện pháp phòng ngừa sẹo ngay từ hôm nay, đừng đợi đến khi sẹo hình thành mới bắt đầu xử lý.
>>> Xem thêm: Giải pháp trị sẹo lồi mới hình thành hiệu quả, tối ưu nhất
5. Actiscar sẹo lồi – Giải pháp chuyên biệt cho vùng da sẹo
Dù bạn đã chăm sóc cẩn thận đến mấy, với những người có cơ địa sẹo lồi, việc hình thành sẹo vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, hiện nay đã có nhiều giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng sẹo. Một trong số đó là Bộ đôi xử lý sẹo lồi Actiscar.

Bộ đôi bao gồm Kem và Serum, được thiết kế để tác động toàn diện lên sẹo, giúp trả lại làn da mịn màng, tự tin. Bộ sản phẩm chứa các thành phần chuyên biệt như DNA cá hồi (Traly Salom Milt Extract), Tinh dầu thông đỏ (Taxus Wallichiana Essential Oil), Chiết xuất hành tây (Allium Cepa Extract) và Zinc Oxide,… Các thành phần vàng này giúp:
- Làm mờ, làm phẳng và làm mềm các vết sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo sau phẫu thuật.
- Hỗ trợ kháng viêm, giảm thâm, chống oxy hóa và dưỡng ẩm cho vùng da bị sẹo.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, cải thiện kết cấu và màu sắc da, giúp sẹo tiệp màu hơn với vùng da xung quanh.
Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp sử dụng cả Serum và Kem Actiscar sẹo lồi. Việc điều trị sớm ngay khi vết thương đã đóng vảy và có dấu hiệu hình thành sẹo sẽ giúp quá trình cải thiện diễn ra nhanh chóng và rõ rệt hơn.
>>> Để tìm hiểu chi tiết về từng sản phẩm, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: Actiscar sẹo lồi
Tạm kết
“Ăn tôm có bị sẹo lồi không?”, Câu trả lời là: Có thể, nếu bạn ăn khi vết thương chưa lành, da chưa ổn định. Để tránh điều này, hãy kiêng tôm trong giai đoạn da tổn thương đang hồi phục, đồng thời bổ sung thực phẩm hỗ trợ lành da và chăm sóc vùng da đúng cách.Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng bộ đôi sản phẩm trị sẹo chuyên sâu Actiscar để tăng tốc độ phục hồi, giữ cho làn da mịn màng, đều màu và không để lại dấu vết nhé!