Sẹo lồi là một trong những dạng rối loạn lành sẹo phổ biến, không nguy hiểm nhưng lại là “nỗi ám ảnh” với nhiều người. Vậy sẹo lồi thực chất là gì? Vì sao có người bị, có người không? Và đâu là hướng điều trị hiệu quả, an toàn, tránh tái phát? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tường tận về sẹo, đồng thời giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị sẹo lồi.
1. Sẹo lồi là gì? Có gây hại hay không?
Sẹo lồi là loại sẹo hình thành khi mô sợi (collagen) tăng sinh quá mức trong quá trình lành vết thương. Khi Collagen được sản sinh quá mức sẽ khiến vùng sẹo nổi cao hơn so với bề mặt da xung quanh, lan rộng ra ngoài ranh giới ban đầu của vết thương. Đây là một rối loạn lành sẹo mang tính chất tăng sinh mạn tính của mô liên kết.

Hiện nay có nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa sẹo lồi và sẹo phì đại. Thực tế đây là 2 loại sẹo khác nhau và ta hoàn toàn có thể phân biệt được 2 loại sẹo này. Nếu bạn còn chưa biết cách phân biệt 2 loại sẹo này, có thể tham khảo bảng sau:
Tiêu chí | Sẹo phì đại | Sẹo lồi |
Giới hạn sẹo | Trong phạm vi vết thương gốc | Lan rộng ra ngoài vết thương |
Diễn tiến | Có thể giảm kích thước theo thời gian | Không tự giảm, có thể to dần |
Cảm giác | Có thể ngứa, nhưng ít đau | Dễ gây ngứa, đôi khi đau và nhạy cảm |
Về bản chất, sẹo lồi là một tổn thương lành tính, không tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể:
- Gây đau, ngứa, căng tức vùng da bị sẹo.
- Ảnh hưởng đến cử động nếu sẹo nằm tại vị trí như khớp, cổ.
- Tác động tâm lý – đặc biệt ở người trẻ, người có nhu cầu thẩm mỹ cao.

Do đó dù sẹo lồi không gây nguy hiểm, nhưng bị sẹo lồi vẫn cần được điều trị sớm để không gây những ảnh hưởng xấu khác về mặt thẩm mỹ, đồng thời giúp tăng khả năng lành sẹo hoàn toàn.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sẹo lồi là gì?
Không phải ai cũng hình thành sẹo lồi sau tổn thương da. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố có thể ảnh hưởng và khiến da hình thành sẹo như:
Tổn thương gặp phải: Mọi trường hợp sẹo lồi đều xuất phát từ một dạng tổn thương da – dù là do mụn, phẫu thuật, bỏng hay đơn giản chỉ là vết trầy xước. Điều quan trọng là không phải loại tổn thương nào cũng gây sẹo, mà là cách da phản ứng để hồi phục sau tổn thương đó.
Cơ địa: Một người có cơ địa sẹo lồi sẽ có xu hướng tăng sinh collagen quá mức khi da bị tổn thương. Điều này có thể do di truyền hoặc chủng tộc – người châu Á, châu Phi có tỉ lệ sẹo lồi cao hơn người da trắng. Hơn nữa, nam giới và người trẻ tuổi có hoạt động tế bào mô liên kết mạnh cũng có nguy cơ cao hơn.
Cách xử lý vết thương sau khi da bị tổn thương ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình lành thương. Vệ sinh kém sẽ gây viêm kéo dài, việc gãi, cào, nặn khi vết thương chưa lành làm mô da liên tục bị phá vỡ và tái tạo – dẫn tới sự rối loạn collagen.
Chế độ ăn uống: Mặc dù chưa có bằng chứng tuyệt đối, nhiều chuyên gia khuyên nên tránh thực phẩm có khả năng kích thích viêm hoặc tăng sinh mô như nếp, thịt gà, hải sản trong giai đoạn lành thương. Ngược lại, chế độ ăn giàu vitamin C, kẽm và protein vừa đủ sẽ giúp da phục hồi tốt và ổn định hơn.
3. Đặc điểm nhận biết sẹo lồi là gì?
Việc nhận biết sẹo sớm giúp chúng ta có thể can thiệp, xử lý tình trạng tăng sinh sẹo kịp thời. Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết mình đang gặp phải sẹo lồi như:

- Dựa vào hình dạng: Sẹo thường nổi gồ cao, bề mặt nhẵn bóng hoặc hơi thô ráp, màu từ hồng nhạt đến đỏ sậm. Theo thời gian, sẹo có thể trở nên sẫm màu hơn do tăng sinh mạch máu và lắng đọng melanin.
- Vị trí thường hình thành sẹo lồi: Một số vùng da dễ hình thành sẹo lồi hơn vì đặc tính căng kéo, nhiều chuyển động hoặc da dày như: Vùng trước xương ức; Vai, lưng trên; Vùng cằm dưới, cổ,…
- Một số triệu chứng đi kèm có thể gặp như: Ngứa, đau khi sẹo bị kích thích cơ học hoặc viêm, cảm giác cứng và khó co giãn,…
4. Các phương pháp trị sẹo lồi hiệu quả hiện nay
Sẹo lồi hoàn toàn có thể cải thiện, tuy nhiên nếu không tìm được phương pháp phù hợp thì sẽ khó trị dứt điểm hoàn toàn. Do bản chất tăng sinh mô xơ mạn tính, sẹo lồi dễ tái phát nếu chỉ áp dụng đơn lẻ một phương pháp. Điều trị thành công đòi hỏi cá nhân hóa, kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau tùy theo đặc điểm sẹo. Dưới đây là 1 số phương pháp điều trị sẹo lồi bạn có thể tham khảo:
Sử dụng corticosteroid trị sẹo lồi
Cơ chế chính là ức chế hoạt động nguyên bào sợi, giảm viêm và làm mềm mô sẹo. Hiệu quả cao với sẹo mới, nhỏ. Tuy nhiên, nguy cơ teo da, giãn mao mạch nếu tiêm lặp lại quá nhiều cần được kiểm soát.

Phẫu thuật cắt sẹo
Phù hợp với sẹo lớn hoặc gây hạn chế chức năng. Nhưng nếu không kèm phương pháp hỗ trợ sau mổ (tiêm steroid, xạ trị), sẹo lồi sẽ dễ dàng tái phát, thậm chí còn lớn hơn trước.
Áp lạnh trị sẹo lồi
Tác động bằng cách gây tổn thương có kiểm soát mô sẹo thông qua nitơ lỏng, khiến sẹo teo nhỏ dần. Tuy nhiên, nguy cơ mất sắc tố vùng điều trị cần được tư vấn kỹ.
Gel/miếng dán silicone
Không có tác dụng tức thì nhưng giúp duy trì độ ẩm và áp lực cơ học nhẹ lên mô sẹo, từ đó ức chế tăng sinh. Nên dùng kết hợp với các phương pháp khác.
Xạ trị liều thấp
Là lựa chọn bổ trợ sau phẫu thuật với hiệu quả phòng tái phát cao. Tuy nhiên, do tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng mô lành, cần cân nhắc kỹ, đặc biệt ở người trẻ.
Các sản phẩm trị sẹo lồi chuyên biệt
Hiện nay, nhiều sản phẩm trị sẹo lồi chứa các hoạt chất như Allium Cepa Extract, Zinc Oxide, Sodium Hyaluronate,… các thành phần có tác dụng ức chế viêm, tái cấu trúc mô, làm mềm sẹo. Với người bị sẹo nhẹ hoặc mới, đây là lựa chọn an toàn, dễ tiếp cận và tiết kiệm chi phí.

>>> Tham khảo ngay: Combo xóa mờ sẹo lồi Actiscar (Kem và Serum)
5. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Việc điều trị sẹo lồi không chỉ dừng lại ở các thủ thuật can thiệp, mà còn phụ thuộc rất lớn vào chế độ sinh hoạt và phòng ngừa đúng cách, bắt đầu từ thời điểm da bị tổn thương cho đến cả sau khi sẹo đã hình thành. Chăm sóc da 1 cách toàn diện có thể giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển sẹo lồi ngay từ đầu, hoặc ngăn chặn sẹo tiến triển nặng hơn.
Trong quá trình lành thương
Ngay từ khi da xuất hiện tổn thương, bạn cần ưu tiên làm sạch đúng cách và kiểm soát nhiễm trùng sớm. Da nên được sát khuẩn nhẹ nhàng, tránh để vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất hoặc lực tác động cơ học như gãi, cào hay nặn vết thương.
Trong suốt giai đoạn lành thương, cơ thể cần được cung cấp đủ dưỡng chất để thúc đẩy quá trình tái tạo da lành mạnh. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm mạnh hoặc tăng sinh mô như nếp, thịt gà, hải sản, đặc biệt là khi cơ địa có xu hướng dễ hình thành sẹo lồi.
Khi vết thương đã lành là thời điểm vàng để can thiệp phòng ngừa sẹo. Lúc này bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như kem trị sẹo chứa các hoạt chất như allantoin, onion extract để góp phần kiểm soát sự phát triển của mô sẹo ngay từ giai đoạn sớm.
>>> Xem thêm: Kem trị sẹo hiệu quả: 5 tiêu chí chọn đúng giải pháp chuẩn Y khoa
Lưu ý khác

Đặc biệt, người có cơ địa sẹo lồi hoặc từng bị sẹo lồi trước đó nên thận trọng với các thủ thuật xâm lấn như phẫu thuật thẩm mỹ, xăm mình, hay tiểu phẫu.
Nếu việc can thiệp là bắt buộc bệnh nhân nên thông báo trước cho bác sĩ da liễu để xây dựng kế hoạch phòng sẹo chủ động để có phương án điều trị sẹo phù hợp từ trước.
Tóm lại, việc phòng ngừa và trị sẹo lồi không thể chỉ trông chờ vào một sản phẩm hay một biện pháp riêng lẻ. Nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa kiến thức y khoa, thói quen sinh hoạt lành mạnh và thái độ chủ động của người bệnh ngay từ những bước chăm sóc da cơ bản nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Điểm danh những sai lầm nghiêm trọng thường mắc khi xử lý sẹo thâm
Kết luận
Qua bài viết sẹo lồi là gì? Có thể thấy sẹo lồi không đơn thuần là một khuyết điểm thẩm mỹ. Đây là biểu hiện của một rối loạn lành sẹo cần được hiểu rõ, chẩn đoán đúng và điều trị bài bản.
Mỗi phương pháp trị sẹo lồi đều có ưu – nhược riêng, và hiệu quả cao nhất chỉ đạt được khi có sự kết hợp hợp lý giữa nhiều kỹ thuật. Đặc biệt, phòng ngừa từ sớm và can thiệp đúng thời điểm luôn là chiến lược bền vững và ít tốn kém nhất.